Phát triển kinh tế ở Thái Bình: Nhìn lại chặng đường 5 năm gian khó
Giai đoạn 2016-2020, bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đối mặt với không ít thách thức; trong tỉnh, những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế cùng với những thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai gây ra đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế của tỉnh cơ bản ổn định và đạt được những kết quả tích cực.
Kinh tế duy trì tốc tộ tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng bước đầu được cải thiện. Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP giai đoạn 2016-2020 ước tăng bình quân 8,7%/năm, vượt mức tăng trưởng theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra (8,6%/nãm) và cao hơn tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 (6,7%/năm). Quy mô GRDP năm 2020 ước đạt 53.523 tỷ đồng, gấp hơn 1,5 lần năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ năm 2020 ước đạt 73,4%, tăng 7,4% so với năm 2015. Các ngành sản xuất đều tăng trưởng khá và toàn diện, cơ bản đạt và vượt mục tiêu đề ra. Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 2,5%/năm (kế hoạch tăng 2,5%/nãm); khu vực Công nghiệp và Xây dựng ước tăng 13,9%/nãm (kế hoạch tăng 13,8%/năm); khu vực dịch vụ ước tăng 6,4%/năm (kế hoạch tăng 8,9%/năm).
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản phát triển khá toàn diện, có sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu các ngành và nội bộ ngành; xây dựng nông thôn mới được thực hiện đồng bộ và đạt kết quả quan trọng. Ngành trồng trọt đã hình thành và phát triển nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung cùng loại sản phẩm, quy mô lớn. Năm 2020, toàn tỉnh có 479 cánh đồng lớn với diện tích gần 14.000 ha, tăng 302 cánh đông tương đương diện tích trên 3.400 ha so với năm 2015. Công tác dồn điền đổi thửa, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. Đến nay, đã cơ giới hoá 100% khâu làm đất và khoảng 80% khâu thu hoạch; đang tích cực đẩy mạnh cơ giới hoá trong khâu gieo cấy và sấy, nghiên cứu khảo nghiệm đưa các loại giống và vật tư nông nghiệp mới vào sản xuất. Cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích. Nãm 2020, diện tích trồng lúa giảm còn khoảng 77.440 ha, giảm khoảng 2.100 ha so với năm 2015; gần 100% diện tích lúa là giống ngắn ngày, trong đó lúa chất lượng cao chiếm khoảng 30-35%. Năng suất lúa ổn định khoảng 132 tạ/ha/năm, cao nhất trong khu vực đồng bằng sông Hồng; sản lượng thóc duy trì trên 1 triệu tấn/năm. Vụ Đông từng bước trở thành vụ sản xuất thứ 3 trong năm với diện tích trên 36.000 ha, đưa hệ số sử dụng đất lên 2,4 lần, giá trị canh tác đạt trên 160 triệu/ha, tăng 1,3 lần so với năm 2015. Liên kết sản xuất, tiêu thụ được mở rộng; năm 2020, trên 14.200 ha diện tích trồng trọt được liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2016-2020 tăng trường bình quân 1,52%/năm.
Chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Đến nay, toàn tỉnh có 828 trang trại chăn nuôi và trên 7.200 gia trại; có 04 doanh nghiệp đang thực hiện liên kết hợp tác với gần 30 chủ trang trại chăn nuôi, với quy mô liên kết trên 10 nghìn con lợn và hàng trăm nghìn con gia cầm. Cơ cấu đàn vật nuôi chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các giống có giá trị kinh tế cao (như lợn nái lai, nái ngoại, bò Zebu, gà Ri lai). Hiện nay, tổng đàn lợn ước trên 850 nghìn con, giảm khoảng 18%; đàn trâu, bò trên 58 nghìn con, tăng khoảng 20%; đàn gia cầm khoảng 14 triệu con, tăng 18,3% so với năm 2015. Công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm được triển khai thực hiện nghiêm túc. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề do dịch tả lợn châu Phi năm 2019, song ngành chăn nuôi vẫn có sự tăng trường tốt. Giá trị sản xuất tăng bình quân 1,45%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Sản xuất thuỷ sản phát triển toàn diện cả về nuôi trồng và khai thác, với tổng sản lượng năm 2020 ước đạt trên 260 nghìn tấn, tăng 41,7% so với năm 2015; giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân 7,06%/năm. Nuôi trồng phát triển đa dạng các loại hình (bãi triều, ao đầm, lồng bè,...), từng bước ứng dụng các quy trình công nghệ mới. Tổng diện tích nuôi năm 2020 ước đạt gần 15.747 ha, tăng 7% so với năm 2015. Nuôi cá lồng trên sông được mở rộng và phát triển với nhiều đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao (như cá lăng, cá chép, cá diêu hồng,...); tổng lồng nuôi hiện có trên 600 lồng, tăng trên 100 lồng so với năm 2015; năng suất trung bình khoảng 4-6 tấn/lồng. Đã làm chủ được quy trình, công nghệ sản xuất giống các đối tượng chủ lực; sản lượng giống sản xuất năm 2020 đáp ứng được khoảng 85% giống cá truyền thống, 15% giống ngao và 2% giống tôm, cá nước lợ. Khai thác phát triển theo hướng tăng cường xa bờ đồng thời đẩy mạnh chống khai thác bất hợp pháp nhằm phát triển nghề cá bền vững. Toàn tỉnh hiện có 1.091 tàu cá với tổng công suất trên 125.547CV, trong đó: số tàu cá theo quy định của Luật Thủy sản là 781 tàu, tàu có trọng tải lớn (chiều dài trên 12m) chiếm khoảng 50%. Công tác phát triển nguồn lợi thuỷ sản được quan tâm chú trọng.
Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và đạt được những kết quả quan trọng; luôn là một trong những tỉnh đi đầu cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Đến hết năm 2019, đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn tỉnh, sớm 3 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và xã nông thôn mới kiểu mẫu đạt kết quả bước đầu; đến nay, toàn tỉnh có 02 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 04 xã hoàn thành 11/11 tiêu chí và đang được thẩm định để công nhận đạt chuẩn. Kết cấu hạ tầng nông thôn được nâng cấp và dần hoàn thiện tạo diện mạo mới cho nông thôn ở nhiều xã, thôn; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn từng bước được cải thiện. Tổng nguồn vốn huy động cho chương trình trong giai đoạn 2016-2020 đạt trên 22.200 tỷ đồng.
Sản xuất công nghiệp và đầu tư xây dựng tăng trưởng khá; cơ cấu lại các ngành sản xuất đạt kết quả bước đầu. Tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành công thương, trong đó tập trung phát triển một số ngành công nghiệp theo hướng sàn xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, từng bước xây dựng thương hiệu, sức cạnh tranh của sản phẩm. Đã thực hiện hiệu quả các giải pháp của Chính phủ và của tỉnh kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ổn định và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Một số dự án công nghiệp quy mô lớn hoàn thành đầu tư đúng tiến độ, đi vào sản xuất kinh doanh ổn định như: Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, Nhà máy sản xuất Amôn nitrat, Hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ... Năng lực sản xuất của hầu hết các phân ngành công nghiệp đều tăng mạnh so với năm đầu nhiệm kỳ. Nhiều doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sản xuất mặt hàng mới, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu. Nghề, làng nghề được duy trì và mở rộng sản xuất, giải quyết. Công tác xây dựng, phát triển khu kinh tế và các khu công nghiệp được quan tâm chỉ đạo quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực. Đã hoàn thành Đề án điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh đến năm 2020 và giai đoạn 2020-2030, trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hoàn thành lập quy hoạch điều chỉnh, quy hoạch phân khu mờ rộng một số khu công nghiệp (như Tiền Hải, Thaco-Thái Bình, Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Gia Lễ, Cầu Nghìn). Đặc biệt, đã xây dựng Đề án, trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập Khu kinh tế Thái Bình tạo điều kiện tiền đề để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế ven biển, phát triển mạnh mẽ công nghiệp, dịch vụ, du lịch và đô thị hướng biển trong những năm tới. Công tác xúc tiến thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng Khu kinh tế và các khu công nghiệp được đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện. Tỉnh đã ban hành Quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trong Khu kinh tế Thái Bình giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030; hiện đang triển khai đồng bộ việc xây dựng các quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch chi tiết, xúc tiến triển khai xây dựng một số công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng theo quy hoạch. Đến nay, UBND tỉnh đã chấp thuận cho 18 nhà đầu tư về chủ trương tài trợ sản phẩm quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 cho 26 khu chức năng trong Khu kinh tế, trong đó có 08 nhà đầu tư được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng ý thực hiện thí điểm xét chọn nghiên cứu lập quy hoạch phân khu và tài trợ sản phẩm. Hoạt động của doanh nghiệp trong Khu kinh tế và các khu công nghiệp cơ bản ổn định; toàn tỉnh hiện có 208/293 dự án tại Khu kinh tế và các khu công nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công tác huy động nguồn lực và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm chỉ đạo tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng. Đã triến khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; ban hành và triển khai hiệu quả Đề án phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hàng năm được thực hiện nghiêm túc theo quy định của Luật Đầu tư công. Chính sách thu hút nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước được đồng bộ, điều chỉnh, bổ sung kịp thời và thực hiện có hiệu quả. Kết quả, đã huy động được nguồn vốn xã hội lớn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, nông thôn mới. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành) giai đoạn 2016- 2020 ước đạt 231.438 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch đã đề ra (166.500 tỷ đồng), tăng gần 2 lần so với giai đoạn 2011-2015. Cơ cấu vốn đầu tư chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dân tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước, tăng dần tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI. Cụ thể: tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước giảm từ 50,7% năm 2016 xuông còn 31,6% năm 2020; tỷ trọng đâu tư khu vực ngoài nhà nước tăng tương ứng từ 45,6% lên 64%; tỷ trọng vôn đâu tư khu vực nước ngoài tăng nhẹ từ 3,7% lên 4,4%. Công tác quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng được chú trọng, thực hiện có hiệu quả. Trong 5 năm đã xây dựng, nâng câp nhiêu công trình hạ tầng đô thị quan trọng; tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 ước đạt 21,4%, cao gấp 1,65 lần so với năm 2015.
Thương mại - dịch vụ phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Công tác quản lý tài chính ngân sách được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Kết cấu hạ tầng thương mại tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị và thói quen tiêu dùng của người dân. Một số trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, khách sạn cao cấp đã hoàn thành đưa vào khai thác có hiệu quả. Địa bàn tỉnh hiện có 218 chợ, 13 siêu thị, 01 trung tâm thương mại cùng hệ thống cửa hàng thương mại đa dạng (Vinmart+, MonkeyFruits,...). Các ngành dịch vụ cơ bản phát triển khá mạnh. Du lịch phát triển đa dạng các loại hình gắn với phát huy các giá trị vãn hoá truyền thống; các dịch vụ vận tải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm... ngày càng phổ biến, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, hỗ trợ tích cực và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm. Công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại được tăng cường, góp phần bảo vệ sản xuất vả tiêu dùng. Giai đoạn 2016- 2020, giá trị sản xuất khu vực dịch vụ ước tăng 6,4%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,8%/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7.397 triệu USD, tăng bình quân 2,1%/năm, trong đó năm 2020 ước đạt 1.510 triệu USD (kế hoạch 2.000 triệu USD).
Đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp theo Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt tại Quyết định 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã cho phép thành lập 9 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, chia tách Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành 02 chi nhánh cấp tỉnh, thành lập 9 phòng giao dịch; các tổ chức tín dụng thành lập 08 chi nhánh cấp huyện, 94 phòng giao dịch (tăng 10 phòng giao dịch), 48 quỹ tín dụng nhân dân mở rộng địa bàn sang 72 xã liền kề và 260 điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội tại các xã, phường, thị trấn phục vụ nhu cầu dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 26 chi nhánh ngân hàng thương mại (tãrìg 9 chi nhánh so với năm 2015), 85 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động; tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn ước đạt 86.770 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với 31/12/2015, tốc độ tăng trưởng huy động vón bình quân đạt 21,5%/nãm; tông dư nợ đâu tư phát triên kinh tê - xã hội ước đạt 64.445 tỷ động, tăng 2,1 lần so với 31/12/2015, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt
Công tác quản lý tài chính, thu chi ngân sách được triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Đã chỉ đạo các cấp ngân sách, đơn vị dự toán thực hiện quyết liệt công tác thu ngân sách nhà nước, đảm bảo thu đúng, thu đủ vào ngân sách nhà nước; tập trung rà soát các khoản thu, sắc thuế phát sinh trên địa bàn, đánh giá các yếu tố tác động làm tăng, giảm thu, những lĩnh vực có tiềm năng để tăng thu vào ngân sách nhà nước. Quản lý, điều hành tài chính ngân sách chủ động, bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và chủ trương của tỉnh; phù hợp với tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách của địa phương. Thực hiện phân cấp triệt để các nhiệm vụ chi, tạo sự chủ động trong quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 ước đạt trên 44.655,95 tỷ đồng, tăng 22,6% so với kế hoạch, trong đó: thu nội địa (không tỉnh tiền thu sử dụng đất, xo so kiến thiết) ước đạt 28.975 tỷ đồng, tãng 17,3% so với kế hoạch. Tính riêng năm 2020, tổng thu ngân sách địa phương ước thực hiện trên 16.066,8 tỷ đồng, đạt 119,8% dự toán, bằng 98,7% so với cùng kỳ, trong đó: thu nội địa ước thực hiện trên 6.815 tỷ đồng, đạt 96,5% dự toán; thu nội địa (không tính tiền thu sử dụng đât, xổ số kiến thiết) ước đạt 3.946 tỷ đồng, đạt 93,6% dự toán. Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 ước thực hiện 75.187 tỷ đồng, tăng trên 35% so với giai đoạn 2011-2015. Cơ cấu chi ngân sách chuyển dịch tích cực; tỷ trọng chi đâu tư phát triên trên tông chi ngân sách địa phương bình quân 5 năm đạt 33,7% (nếu loại trừ chỉ đầu tư phát triển bổ sung từ nguồn ngân sách trung ương, đạt 29,5%), tỷ trọng chi tiêu dùng thường xuyên bình quân 5 năm giảm còn 54,3% tổng chi ngân sách địa phương nhưng vẫn đảm bảo nguồn thực hiện kịp thời chính sách cải cách tiền lương hàng năm và các nhiệm vụ chi an ninh quốc phòng, chính sách an sinh xã hội cấp thiết.
Tình hình kinh tế giai đoạn 2016-2020 với những bước phát triển toàn diện, đạt nhiều thành tựu quan trọng là điều kiện tiền đề cho sự phát triển trong những năm tới. Mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 5 năm 2021-2025 là: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 10%/năm trở lên. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân: Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 2,1%/năm; Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 15,9%/năm, Khu vực dịch vụ đạt 7,2%/năm. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 10%/năm trở lên. Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm so với GRDP đạt khoảng 60%. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong GRDP (không tính thuế sản phẩm) năm 2025 đạt 80% trở lên. GRDP bỉnh quân đầu người nãm 2025 đạt khoảng 90 triệu đông/người/năm. Tốc độ tăng thu ngân sách nội địa (không tính tiền thu sử dụng đất) đạt 12%/năm trở lên. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao năm 2025 đạt khoảng 20% trở lên.... Để đạt được những mục tiêu này, Thái Bình sẽ tiếp tục đổi mới cơ cấu nền kinh tế và các ngành sản xuất gắn với đồi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triền nông nghiệp bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả gắn với yêu cầu của thị trường, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại; thực hiện có hiệu quả việc cơ cấu lại các ngành công nghiệp theo hướng phát triển các ngành có hàm lượng kỹ thuật, khoa học - công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, ít gây ô nhiêm môi trường; tiếp tục đẩy nhanh chương trình phát triển đô thị, phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, tập trung phát triển du lịch găn với phát huy gỉả trị văn hoả truyền thông và phát triên du lịch sinh thái bền vững; tập trung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hợp tác phát triển kinh tế vùng với các tỉnh, thành phố lân cận và cả nước; đẩy mạnh cải cách hành chỉnh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế; nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư, phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghỉệp và các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh...
Thiên Trà