A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2021 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Ngày 16/4/2021, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ ban hành Quyết định số 46/QĐ-BCĐCCHC kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2021 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.

 

Kế hoạch nhằm mục tiêu đánh giá khách quan, toàn diện tình hình triển khai Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2021, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến cải cách hành chính trong thời gian qua; thông qua đó, làm rõ kết quả cải cách hành chính đạt được trên các lĩnh vực quản lý của các bộ, ngành, địa phương; đề xuất biện pháp, giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác cải cách hành chính những năm tiếp theo.

Đồng thời, phát hiện những cách làm hay, sáng tạo để có giải pháp nhân rộng trong cả nước; kịp thời phát hiện những tồn tại, khó khăn hoặc vi phạm trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính tại các bộ, ngành, địa phương để có hướng khắc phục, tháo gỡ; ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước; tạo đột phá mới trong cải cách hành chính giai đoạn 2021 – 2030.

Bên cạnh đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện cải cách hành chính, tạo chuyển biến về kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Nội dung kiểm tra tình hình triển khai và kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác cải cách hành chính, tập trung vào những nhiệm vụ đã được xác định trong Kế hoạch công tác của bộ, cơ quan, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2021 (tính đến thời điểm kiểm tra) như: Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ; các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác của Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính; công tác cải cách thể chế; công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; công tác cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính; tình hình triển khai đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; trách nhiệm và đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ của cán bộ, công chức; việc triển khai và kết quả đạt được của các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ các cơ chế chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, thuế, hải quan, nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng công nghệ thông tin, khởi nghiệp, phát triển du lịch, tiếp cận tín dụng, bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công, lý lịch tư pháp, hộ tịch...; việc cắt, giảm, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh; tình hình giải quyết thủ tục hành chính, công bố, công khai thủ tục hành chính, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về quy định hành chính; việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; việc triển khai các hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin báo cáo cấp bộ, tỉnh và việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại các bộ, ngành và địa phương.

Về phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế việc tổ chức cung cấp dịch vụ hành chính công, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp tại một số đơn vị của bộ, ngành và địa phương (mỗi bộ, tỉnh lựa chọn từ 02 đến 03 cơ quan, đơn vị để làm việc với Đoàn kiểm tra). Đoàn Kiểm tra làm việc trực tiếp với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị của bộ, tỉnh được lựa chọn kiểm tra thực tế và làm việc với lãnh đạo các bộ, các tỉnh được kiểm tra.

Thời gian kiểm tra cụ thể do các Trưởng đoàn chủ động bố trí. Dự kiến mỗi bộ, tỉnh được tiến hành kiểm tra trong khoảng từ 1,5 - 02 ngày (gồm: 01 ngày kiểm tra chuyên sâu ở cấp chuyên viên; 0,5 - 01 ngày kiểm tra, kết luận của Trưởng đoàn).


Tác giả: Thanh Phương
Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 8 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video