Tháo gỡ khó khăn trong đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018
Lớp dạy may công nghiệp cho hội viên phụ nữ xã Đô Lương.
Công văn của Bộ NN&PTNT nêu rõ:
Thực hiện chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, Bộ NN&PTNT chỉ đạo công tác đào tạo nghề nông thôn cho lao động nông thôn tập trung đào tạo lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lao động thực hiện các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thành viên quản lý của các hợp tác xã nông nghiệp và đào tạo nghề nông nghiệp nhằm an sinh xã hội ở các vùng khó khăn.
Bộ đinh hướng về chỉ tiêu đào tạo với tỷ lệ khoảng 50% cho lao động ở các doanh nghiệp, lao động làm trong các vùng sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu của cac doanh nghiệp liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ; 20% cho thành viên hợp tác xã, lao động thực hiện các dự án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và 30% an sinh xã hội. Tùy vào điều kiện cụ thể đặc thù của từng địa phương, đặc biệt là các tỉnh có nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa thì các địa phương có thể điều chỉnh tỷ lệ cho phù hợp với điều kiện thực tiễn trên địa bàn nhưng vẫn đảm bảo cơ cấu đối tượng đào tạo và chủ động chỉ tiêu, kinh phí đào tạo nghề noog nghiệp để thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn có hiệu quả.
Bộ yêu cầu khi xác định nhu cầu và đối tượng đào tạo địa phương cần xác định theo 3 nhóm đối tượng sau: Đào tạo cho lao động làm trong các doanh nghiệp, lao động làm trong các vùng sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ; đào tạo cho lao động là thành viên hợp tác xã, trang trại; đào tạo cho lao động để an sinh xã hội.
Về việc trên, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND huyện, thành phố căn cứ nội dung Công văn trên tổ chức thực hiện; tổng hợp kết quả báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và UBND tỉnh.