100% các xã, phường, thị trấn có Đội xung kích phòng, chống thiên tai
Năm 2021, tỉnh Thái Bình chịu ảnh hưởng của 04 cơn bão và 01 áp thấp thiệt đới, cao hơn trung bình nhiều năm. Trong năm đã xảy ra 3 đợt rét đậm, rét hại và 6 đợt nóng, nắng nóng gay gắt. Các cấp, các ngành đã thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh trong việc triển khai ứng phó với các đợt mưa lớn, bão và áp thấp nhiệt đới; đặc biệt trong việc ứng phó với bão và hoàn lưu của bão số 7 và bão số 8. Việc triển khai được thực hiện khẩn trương, kịp thời, hiệu quả, đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Năm 2021, tỉnh Thái Bình chịu ảnh hưởng của 04 cơn bão và 01 áp thấp thiệt đới, cao hơn trung bình nhiều năm. Trong năm đã xảy ra 3 đợt rét đậm, rét hại và 6 đợt nóng, nắng nóng gay gắt. Các cấp, các ngành đã thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh trong việc triển khai ứng phó với các đợt mưa lớn, bão và áp thấp nhiệt đới; đặc biệt trong việc ứng phó với bão và hoàn lưu của bão số 7 và bão số 8. Việc triển khai được thực hiện khẩn trương, kịp thời, hiệu quả, đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Trước mùa mưa, lũ, bão, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh năm 2021; giao chỉ tiêu chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021; đánh giá hiện trạng đê điều trước mùa lũ, bão; phê duyệt phương án hộ đê toàn tuyến năm 2021. Trong năm 2021, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tiếp tục tăng cường việc ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác điều hành, ứng phó thiên tai bao gồm: Quản lý vận hành 10 trạm Camera theo dõi các vị trí trọng điểm xung yếu có kết nối trực tuyến, 07 trạm đo mưa, gió, nhiệt độ, bức xạ mặt trời, độ ẩm không khí tự động tại các huyện, thành phố, 01 flycam để quay phim, chụp ảnh phục vụ công tác phòng chống thiên tai; sử dụng Gmail, Zalo, Fax, Facebook trong công tác truyền, nhận tin; họp trực tuyến, khai thác cơ sở dữ liệu trên các ứng dụng Hệ thống giám sát tàu cá, Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam - VNDMS, app “PCTT” phục vụ cho công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai. Ngoài ra Quỹ Cộng đồng phòng, chống thiên tai đã triển khai lắp đặt 10 trạm đo mưa tự động trên phạm vi toàn tỉnh; 10 trạm đo mưa này được bàn giao cho các địa phương quản lý.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh ban hành Kế hoạch tuyên truyền về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2021 và các văn bản khác gửi Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các sở, ban, ngành tổ chức, chỉ đạo triển khai công tác truyền thông, trong đó gồm nghiên cứu, biên tập, sử dụng, phổ biến và ưu tiên khai thác, sử dụng trên sóng truyền hình, phát thanh các cấp các tài liệu truyền thông và một số sản phẩm do Ban Chỉ đạo Quốc gia chia sẻ về công tác phòng, chống thiên tai. Tổ chức chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các sở, ngành, đơn vị trực thuộc tỉnh xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai từ 15 - 22/5/2021 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai; tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu, tờ phướn, hình ảnh tuyên truyền về Tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai tại trụ sở cơ quan, nơi công cộng, điếm canh đê...; tăng thời lượng truyền thông về tình hình thời tiết, khí hậu, biến đổi khí hậu trên hệ thống loa, đài phát thanh và truyền hình... qua đó tạo được sự đồng thuận, ý thức chủ động của nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai.
Đài Khí tượng Thủy văn Thái Bình đã đăng tải liên tục các bản tin dự báo, cảnh báo lên Webstite, đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thông báo giờ phát các bản tin bão để các đài truyền thanh và truyền hình huyện, thành phố, đài phát thanh xã, phường, thị trấn vào trang Web của Đài lấy bản tin và thông báo trên loa đến mọi thôn xóm và người dân. Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình đã thông tin tuyên truyền trên sóng phát thanh - truyền hình về Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản khác có liên quan; tình hình thời tiết, thiên tai; các chủ trương, mệnh lệnh, chỉ thị, công điện chỉ đạo về phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai của Trung ương và của tỉnh theo quy định; tuyên truyền, phổ biến những kiến thức, kinh nghiệm, điển hình trong công tác phòng tránh, ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh.
Đáng chú ý, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, tỉnh Thái Bình đã nghiêm túc, khẩn trương triển khai thực hiện các công tác để ứng phó với lũ, bão, thiên tai từ tỉnh xuống các địa phương một cách có hiệu quả đặc biệt phương châm “4 tại chỗ” đã giảm thiểu thấp nhất các thiệt hại khi có thiên tai xảy ra. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh, các đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy, thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra tình hình, đôn đốc các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức chống bão, úng. Lãnh đạo các sở, ngành, Huyện ủy, Thành ủy và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đã chỉ đạo các địa phương phát hiện kịp thời và xử lý đạt kết quả ngay từ giờ đầu các sự cố của đê điều, phù hợp với phương châm “4 tại chỗ”.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã điều động 39 lượt phương tiện/238 lượt cán bộ chiến sỹ, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hỗ trợ di dời nhân dân trong các cơn bão và áp thấp nhiệt đới; đơn vị đã chủ động hướng dẫn 2.108 chủ phương tiện/11.938 lao động vào các vị trí neo đậu an toàn; tổ chức tuyên truyền, cưỡng chế tổng số 983 phương tiện/14.815 lượt người ở trên các phương tiện và các chòi nuôi trồng thủy sản vào nơi tránh trú bão. Khi có thông tin về bão, áp thấp nhiệt đới, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức bắn pháo hiệu theo quy định, bằng hệ thống thông tin hiện có thường xuyên liên lạc với chủ tàu, thuyền trưởng thông báo hướng di chuyển để các chủ phương tiện, thuyền trưởng chủ động phòng tránh, không đi vào vùng nguy hiểm.
Việc xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở cấp xã được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, năm 2021 toàn tỉnh đã triển khai, thực hiện xây dựng và củng cố lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai. Toàn bộ các xã, phường, thị trấn đã có Đội xung kích phòng, chống thiên tai, tổng số 32.450 người với nòng cốt chủ yếu là đoàn thanh niên, dân quân tự vệ..., trong đó 185 xã có Đội xung kích phòng, chống thiên tai phù hợp với hướng dẫn. 100% số xã được đào tạo, tập huấn trên cơ sở lồng ghép vào các chương trình khác của xã, huyện, tỉnh.
Trong tháng 6, Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ và Ủy ban nhân dân huyện Tiền Hải phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành chức năng có liên quan tổ chức thành công Diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại huyện Quỳnh Phụ, Diễn tập cứu hộ, cứu nạn trên biển tại huyện Tiền Hải.
Như vậy, có thể nói, trong năm 2021 tỉnh Thái Bình đã ứng phó kịp thời với các diễn biến bất thường của thiên tai. Sự chỉ đạo kiên quyết, sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa lực lượng quân đội, công an và các cấp, các ngành, các địa phương trong việc triển khai, đối phó với thiên tai năm 2021 được hiệu quả hơn. Công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn đã được các cấp, các ngành triển khai thực hiện tốt. Sự phối hợp chặt chẽ giữ các cấp, các ngành cùng với sự chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai mà trong năm qua Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã phát hiện kịp thời và xử lý đạt kết quả ngay từ giờ đầu các sự cố của đê điều, phù hợp với phương châm “4 tại chỗ”. Công tác dự báo, cảnh báo kịp thời, đa dạng và chính xác hơn, nhất là việc kêu gọi tàu, thuyền vào nơi trú ẩn và bố trí sắp xếp tàu, thuyền tránh, trú bão đã có bước tiến bộ đáng kể nên hạn chế đến mức thấp nhất số tàu, thuyền bị đắm, hư hỏng ở ngoài khơi và nơi neo đậu. Đảm bảo thông tin liên lạc, thường trực PCTT từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Văn phòng Ban Chỉ huy; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã; Ban Chỉ huy PCTT các sở, ban, ngành đặc biệt là Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của lực lượng công an, quân đội, biên phòng đối với công tác tìm kiếm cứu nạn. Đặc biệt, chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, các hội, đoàn thể, cộng đồng tích cực tham gia công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả mưa, bão với nhiều hình thức, qua đó góp phần sớm ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân.