A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

5 điều tuyệt đối tránh sau khi gặp tai nạn giao thông

Nếu không ghi nhớ những nguyên tắc cần thiết, bạn có thể gặp rắc rối với pháp luật. Trừ khi bạn đang cố gắng ghi điểm số trong các trận cá độ, hoặc muốn nâng cao mức độ ấn tượng trong hồ sơ cá nhân như một tay đua Nascar thứ thiệt, bạn sẽ không bao giờ muốn ở trong một tình huống va chạm xe hơi.

5 điều tuyệt đối tránh sau khi gặp tai nạn giao thông

25/11/2014
Nếu không ghi nhớ những nguyên tắc cần thiết, bạn có thể gặp rắc rối với pháp luật. Trừ khi bạn đang cố gắng ghi điểm số trong các trận cá độ, hoặc muốn nâng cao mức độ ấn tượng trong hồ sơ cá nhân như một tay đua Nascar thứ thiệt, bạn sẽ không bao giờ muốn ở trong một tình huống va chạm xe hơi.

Tai nạn xe hơi không có ngoại lệ với bất cứ tài xế nào.

Tai nạn có thể khiến bạn bỏ lỡ các cuộc hẹn quan trọng, tốn kém chi phí sửa chữa, gây ra các chấn thương ngoài ý muốn thậm chí có thể cướp đi mạng sống của bạn. Nhưng có một sự thực trớ trêu là bất cứ tài xế nào cũng đều gặp phải ít nhất 1 sự cố va chạm trong cuộc đời, cho dù bạn có là người cẩn trọng và cầu toàn nhất. Bởi lẽ, tai nạn giao thông không ngoại trừ bất kỳ ai.

Bởi vậy, để có hành trang tốt nhất cho điều tồi tệ nhất, bạn cần nắm vững một số nguyên lý nếu (chẳng may) vướng vào một vụ va chạm xe cộ. Sau đây là những điều bạn KHÔNG NÊN làm ngay sau sự cố.
1 - Bỏ đi khỏi hiện trường
Chớ nên chủ quan nhận định tình hình. Trong bất cứ vụ va chạm nào dính dáng tới bạn, hãy xuống xe quan sát và đánh giá tình trạng của cả hai phía. Quan trọng nhất là để xem có ai bị thương hay không. Kế đến, hãy xem tình trạng hư hỏng của các phương tiện, trao đổi với người đối diện về thông tin bảo hiểm và báo cáo vụ việc với lực lượng chức năng.
Hãy nhớ rằng, nếu liên quan tới tai nạn mà không dừng lại và lái xe bỏ đi, bạn có thể bị truy tố hình sự nếu có người bị thương hoặc tử vong. Ngoài vấn đề luật pháp, nó còn liên quan tới đạo đức, lương tâm. Nếu là người thông minh và tỉnh táo, hãy dừng xe trong mọi vụ việc.
2 - Quên gọi điện cho lực lượng chức năng
Có nhiều người tin rằng nếu như không có ai bị thương trong vụ va chạm thì việc gọi điện cho cảnh sát giao thông báo cáo vụ tai nạn là điều không cần thiết. Đó là suy nghĩ sai lầm.
Vì sao? Nếu bạn và một lái xe khác cùng nhau nhất trí về một thỏa thuận "hòa bình" sau vụ tai nạn để cho công ty bảo hiểm chi trả chi phí hư hỏng. Tuy nhiên, nếu không trình báo vụ việc cho cơ quan chức năng, công ty bảo hiểm sẽ không có căn cứ để xác định vụ tai nạn diễn ra vào thời điểm nào, có thực hay không?
Có rất nhiều vụ việc lừa đảo hoặc đòi bảo hiểm quá hạn nên quy trình để công ty bảo hiểm chi trả bồi thường sẽ rất chặt chẽ. Bạn không thể  đòi bảo hiểm nếu không có biên bản của cảnh sát giao thông.
3 - Mất bình tĩnh
Va chạm xe hơi không phải là một trải nghiệm dễ chịu. Bạn sẽ gặp bối rối, lúng túng và thậm chí bị chấn thương. Trong những tình huống như vậy, cần giữ được sự tỉnh táo cần thiết, đặc biệt là tránh xung đột, căng thẳng với lái xe đối phương ngay cả khi lỗi không phải của bạn.
Câu nói đầu tiên bạn cần hỏi là "Anh/chị có sao không?". Tuyệt đối tránh dùng những từ chửi thề hoặc đổ lỗi cho đối phương. Điều đó không giúp cải thiện tình hình mà còn như "đổ thêm dầu vào lửa". Hãy cư xử chừng mực, lịch sự để hạ nhiệt bầu không khí.

Một điều nữa cần tuyệt đối tránh là nhận sai ngay về phía mình. Đó có thể là căn cứ để buộc tội bạn nhiều lỗi khác nữa trên cơ sở pháp lý mặc dù tình hình chưa được sáng tỏ. Điều cần thiết nhất khi đó là hãy xem ai đó có bị thương không. Hãy nhớ biết cách bảo vệ bản thân nhưng thật khôn khéo.

Hãy tỉnh táo và chuyên nghiệp trong những tình huống xấu như thế này.

4 - Quên ghi lại thông tin quan trọng
Sau khi báo cáo cho các lực lượng chức năng, bạn không được quên lấy thông tin quan trọng từ người lái xe đối diện cũng như các nhân chứng như thông tin bảo hiểm, thông tin cá nhân người lái xe, màu xe và loại xe của họ, các tuyến đường đi qua, tuyến tường gặp tai nạn, thời gian gặp sự cố. 
Nếu có camera trên xe, hãy chụp một vài bức ảnh để làm căn cứ cho các nhà làm luật và công ty bảo hiểm.
5 - Coi nhẹ hậu quả
Phần khó khăn nhất trong mỗi vụ va chạm là giải quyết hậu quả. Nếu có các số điện thoại phù hợp, hãy gọi điện để xin lời tư vấn về luật pháp và y tế.
Đầu tiên, bạn có bị chấn thương hay không? Có bị đau hoặc bất cứ vấn đề nào về sức khỏe? Bạn cũng có thể gọi luật sư hỗ trợ nếu bạn gặp một tờ đơn mua thuốc quá lớn hoặc bị lái xe đối phương đe dọa.
Tiếp đến, hãy chắc chắn bạn gọi điện thông báo cho bên bảo hiểm một cách nhanh nhất về vụ va chạm. Rất nhiều công ty bảo hiểm chỉ cho một thời gian giới hạn để xác thực tình hình. Đừng chần chừ vì nếu chậm trễ, bạn có thể mất một khoản chi phí rất lớn để sửa chữa xe.

 

Theo vovgiaothong

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chưa có thông tin