Dự án Qũy Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tiếp cận và chăm sóc gần 400 đối tượng
Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và sốt rét (Quỹ Toàn cầu) được thành lập năm 2003 theo đề nghị của Liên Hợp quốc với nguồn vốn do các quốc gia đóng góp để hỗ trợ các nước trên toàn cầu trong công cuộc phòng chống ba căn bệnh thế kỷ là AIDS, Lao và sốt rét. Nguồn vốn của Quỹ Toàn cầu được các quốc gia đóng góp. Hiện nay, Qũy Toàn cầu là một trong những nguồn tài chính đáng kể và ổn định cho các nước đang phát triển trong việc hạn chế ảnh hưởng gây ra do AIDS, Lao và sốt rét, góp phần xóa đói giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ do Liên Hợp quốc đề ra, trong đó có Việt Nam.
Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và sốt rét (Quỹ Toàn cầu) được thành lập năm 2003 theo đề nghị của Liên Hợp quốc với nguồn vốn do các quốc gia đóng góp để hỗ trợ các nước trên toàn cầu trong công cuộc phòng chống ba căn bệnh thế kỷ là AIDS, Lao và sốt rét. Nguồn vốn của Quỹ Toàn cầu được các quốc gia đóng góp. Hiện nay, Qũy Toàn cầu là một trong những nguồn tài chính đáng kể và ổn định cho các nước đang phát triển trong việc hạn chế ảnh hưởng gây ra do AIDS, Lao và sốt rét, góp phần xóa đói giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ do Liên Hợp quốc đề ra, trong đó có Việt Nam.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tham gia Dự án phòng chống HIV/AID (Dự án) của Quỹ Toàn cầu với vai trò khởi phát là đơn vị tiếp nhận viện trợ phụ từ năm 2011, đến năm 2015 được Chính phủ giao là cơ quan chủ quản tiếp nhận viện trợ chính từ Qũy Toàn cầu. Dự án đang được thực hiện tại 15 tỉnh, thành phố bao gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án đã tiếp cận và chăm sóc gần 200.000 đối tượng đích gồm: Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), Người tiêm chích ma túy (PWID), Phụ nữ bán dâm (FSW), Chuyển giới Nữ (TGW) cũng như hỗ trợ người nhiễm HIV (PLWH) tham gia điều trị ARV, tuân thủ điều trị, tái khám đúng hẹn cũng như hỗ trợ những khó khăn về giấy tờ trong việc tiếp cận với các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS. Mỗi năm, Dự án đã phát hiện hơn 2.000 ca dương tính mới tại 15 tỉnh, thành phố có gánh nặng cao và trung bình về HIV/AIDS, chiếm 20% tổng số các ca dương tính mới phát hiện của Việt Nam. Gần 100% các ca dương tính mới do Dự án phát hiện được đăng ký và điều trị ARV tại các cơ sở y tế.
Có thể khẳng định đóng góp có ý nghĩa thiết thực, hiệu quả của Dự án vào Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của Chính phủ giai đoạn 2010-2020 cũng như cam kết của Việt Nam thực hiện mục tiêu 90-90-90 và chấm dứt dịch AIDS đến năm 2030. Các đối tác của Dự ản cả trong nước lẫn quốc tế đều đánh giá cao vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Trong 04 năm liên tiếp, từ năm 2016-2019, Dự án đều được xếp hạng AI - hạng cao nhất của Qũy Toàn cầu trong việc đánh giá chất lượng chương trình và tỷ lệ giải ngân.
Để hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh HIV/AIDS đến năm 2030 như cam kết của Chính phủ Việt Nam với Quốc tế, Qúy Toàn cầu tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong phòng, chống HIV/AIDS, Lao và sốt rét cho giai đoạn 2021-2023. Bộ Y tế và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã xây dựng Đề xuất Quốc gia giai đoạn 2021-2023 về HIV/AIDS và được Qũy Toàn cầu phê duyệt. Mục tiêu chung là tăng cường kết hợp thực tiễn với đổi mới hợp lý để bảo đảm sự tham gia có hiệu quả của các tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng nhằm giảm đáng kể nhiễm HIV mới và cung cấp các dịch vụ y tế đầy đủ cho những nhóm đối tượng chính của Dự án, qua đó đóng góp vào việc triển khai thành công Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Mục tiêu cụ thể: Cung cấp các can thiệp dựa vào cộng đồng có tính sáng tạo và hiệu quả tại 15 tỉnh, thành phố của Dự án nhằm giảm đáng kể các ca nhiễm HIV mới và loại trừ các lây nhiễm HIV trong số các nhóm đối tượng chính của Dự án; Củng cố và tăng cường các hệ thống cộng đồng để ứng phó bền vững và linh hoạt đối với dịch HIV/AIDS, đẩy mạnh việc hoàn thiện và thực thi khung pháp luật và chính sách nhằm tăng cường việc tiếp cận các dịch vụ y tế một cách công bằng và thuận lợi.
Giai đoạn 2021-2023, Dự án phòng, chống HIV/AIDS do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam quản lý vẫn tiếp tục thực hiện tại 15 tỉnh, thành phố trên với các hoạt động sẽ được các tổ chức trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam như Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), Trung tâm Nâng cao Chất lượng Cuộc sống (Life), Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) triển khai trực tiếp tại các địa phương.