• :
  • :
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên google+

Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2024: Nền móng Đại Việt

Theo các tài liệu nghiên cứu, có nhiều ý kiến cho rằng 43 năm sau khi xây dựng cung Ngự Thiên (từ năm 1156 đến năm 1209), con cháu nhà Trần Lý (lúc đó đã rời hương Tức Mặc) tụ cư quanh khu vực Thái Đường (Tiến Đức, Hưng Hà). Do lánh nạn loạn Quách Bốc, vua Lý Cao Tông chạy đi Hưng Hóa, Thái tử Sảm chạy về hành cung Ngự Thiên; thấy vậy, Tô Trung Từ rước Thái tử Sảm sang nhà công quán thôn Lưu Gia (nay là Lưu Xá, xã Canh Tân, Hưng Hà) lánh nạn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, Trần Lý là người mở đường để các con ông là Trần Thị Dung, Trần Thừa, Trần Tự Khánh khuếch trương sự nghiệp, dần trở thành các bậc lương đống cuối đời Lý.

Rước linh vị các vua Trần, lễ hội đền Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà).

Truyền ngôn, Trần Lý đem con em của mình đến nhận sự sai khiến của Thái tử. Thái tử Sảm thấy Trần Thị Dung, con gái Trần Lý xinh đẹp, nết na liền lấy làm vợ, phong cho bố vợ (Trần Lý) chức Minh Tự, lệnh cùng với Điện tiền chỉ huy sứ Tô Trung Từ chiêu mộ hương dũng Long Hưng, Thiên Trường xung đội quân đi dẹp loạn Quách Bốc.

Các nguồn sử liệu ghi rằng, Trần Lý là con Trần Hấp, từ nghiệp “chài lưới” mà trở thành hào phú nổi tiếng vùng hạ lưu. Mấy đời trước, tổ tiên ông sống trên sông nước, đến thế hệ ông đã được học hành, lại giỏi võ thuật, nhiều người theo về. Ông lại làm rể họ Tô, có Tô Trung Từ đang làm quan trong triều nên thanh danh ngày càng lớn. Ông có 4 người con, trưởng nam là Trần Thừa nổi tiếng về học hành, văn chương cái thế, giàu quyền mưu. Thứ nam là Trần Tự Khánh không được học hành bằng anh, lớn lên gặp thời tao loạn, thiên về võ nghệ, nổi tiếng là hùng dũng, quyết đoán. Trưởng nữ là Trần Thị Dung rực rỡ như bông sen, chính trực, đoan trang, mưu lược không kém gì anh em trai trong nhà, thứ nữ Trần Tam Nương giỏi võ nghệ... Một nhà đủ thiên hương quốc sắc, thần văn thánh vũ, người đương thời đều kính trọng. Trong nhà họ Trần, gia nhân thực khách rất đông, phàm trai tráng trong vùng hoặc do cơ nhỡ, hoặc gặp khó khăn đều được Trần Lý giúp công ăn việc làm. Mùa thì cày ruộng, xuân thu thì tập võ, tự sắm giáo mác, lúc tĩnh là dân, lúc biến làm binh, bởi thế mà bấy giờ các mạn Đông, Tây, Nam, Bắc đều có loạn, riêng vùng Long Hưng được coi là yên ả nhất (nói cách dân dã là thái bình). Các quan lại trong triều như Thái phó Lê Điện ở ấp Lê Xá (xã Tiến Đức), Phụng ngự Phạm Kính Ân ở làng Đặng Xá (cùng Ngự Thiên), Quý Thịnh hầu ở ấp Hà Nội (nay là xã Đông Xuân, Đông Quang, huyện Đông Hưng), Phùng Tá Thang, Phụng ngự Phùng Tá Chu ở Mỹ Xá (nay là tổ dân phố Mẽ, thị trấn Hưng Nhân) cùng trong vùng Hải ấp đều kính trọng ông.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: Thời bấy giờ, vua Lý Cao Tông “chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy”. Khi ấy “Trần Lý giàu có, quanh vùng nhiều người theo, vì thế có binh chúng” và ông đã phải đảm đương việc tổ chức hương binh để bảo vệ vùng Long Hưng, Thiên Trường, trở thành đối thủ của các “đảng giặc khác”. Tháng Giêng năm Kỷ Tỵ (1209), vua Lý Cao Tông sai Phạm Bỉnh Di lấy quân dân người Đằng Châu đi đánh mạn cửa Luộc và bến Tây Kết. Phạm Du thua trận phải chạy về Hồng Châu (Hải Dương). Bỉnh Di vào phủ Khoái tịch biên gia sản của Du rồi đốt hết nhà cửa. Phạm Du bí mật đem vàng bạc cầu cứu An Toàn Hoàng hậu. Hoàng hậu thỉnh thác với Lý Cao Tông. Vua lệnh gọi hoạn quan Phạm Bỉnh Di vào cung, sai giam cùng với con là Phụ ở Thủy Viện, sắp đem hành hình thì tướng của Bỉnh Di là bọn Quách Bốc nghe tin, đem quân đánh trống hò reo tiến vào. Vua thấy việc kíp quá, sai đem Bỉnh Di (và con ông ta) là Phụ vào chỗ bệ đá mát ở thềm Kinh Tinh đâm chết. Bọn Bốc xông vào chỗ đá mát, lấy xe ngự chở xác Bỉnh Di, lấy chiếu ngự bọc xác của Phụ, theo cửa Việt Thanh ra bến Đông Bộ Đầu, rồi lại trở vào cung Vạn Diên, lập hoàng tử Thầm làm vua. Lý Cao Tông phải lánh đến Quy Hóa. Trần Lý đã cùng các con đem toàn bộ gia nhân (thực chất là gia binh) đón Thái tử vào hành cung Long Hưng, sai quân phòng triệt từ xa, canh phòng cung trong điện ngoài cẩn mật, phụng sự chu đáo, một mặt phi báo với Tô Trung Từ để cùng đến yết kiến, ngỏ ý xin được cần vương. Trong cơn bĩ cực, Thái tử rất hài lòng. Họ Tô giúp Thái tử hội tướng. Thái tử phong cho bố vợ tước Minh Tự, phong cho cậu Trần Thị Dung là Tô Trung Từ chức Điện tiền chỉ huy sứ, lệnh cho Tô Trung Từ, Trần Lý chiêu binh, tuyển tướng, họp quân dân Long Hưng và Thiên Trường lo việc đánh dẹp. Cũng từ “nhân duyên” này, họ Trần đã có cờ lệnh, ấn thao triều đình, danh chính ngôn thuận để tập hợp lực lượng. Các con cháu họ Trần như Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ đều là tướng lĩnh chủ công, tất cả các vương hầu, gia đồng của Thái phó Lê Điện ở Lê Xá, Thượng phẩm, Phụng ngự Phùng Tá Chu ở Mỹ Xá, quan nội hầu Phạm Kính Ân ở Hưng Nhân (nay thuộc các xã Phú Sơn và Hồng An, huyện Hưng Hà), Quý Thịnh hầu ở Trực Nội đều cử gia binh giúp họ Trần phò giá, nên chỉ trong vài tháng, đạo hương binh Long Hưng - Thiên Trường đã có hàng vạn. Một mặt họ Trần cho người đi Quy Hóa đón Lý Cao Tông, một mặt bí mật về gặp Tô Trung Từ và Trần Lý, cùng dẫn đại quân dẹp loạn Quách Bốc thu phục kinh thành. Loạn Quách Bốc đã được dẹp. Khi Lý Cao Tông được hộ tống rước về kinh thành, ngồi trên ngôi báu suýt phải trả giá nhưng ông vua này lại không tin họ Trần đã phò tá hết lòng giúp vương triều mạt Lý, trong khi đó Trần Lý đã tử trận (do bọn phản tặc hãm hại), triều đình nhà mạt Lý chỉ cho Trần Thừa và Trần Tự Khánh tước làm vinh, không phong chức để hạn chế thực quyền.

Tháng 3 năm Canh Ngọ (1210) vua sai Thượng phẩm phụng ngự Đỗ Quảng đem quân đến nhà Tô Trung Từ ở Phù Ngự (xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà) đón Thái tử về kinh, Trần Thị Dung chưa được thừa nhận là con dâu, bị trả về nhà cha mẹ đẻ, nương tựa các anh (Trần Thừa và Trần Tự Khánh). Không chấp nể việc em gái bị trả về nhà, Trần Tự Khánh vẫn thay thế cha đem quân cùng Thái tử về cung. Lý Cao Tông ban bổng lộc, thái ấp cho họ Trần ở Tinh Cương và Long Hưng, Thần Khê. Trần Tự Khánh tước Thuận Lưu bá, còn Trần Thừa vẫn chỉ là Minh Tự. Tháng Hai năm Tân Mùi (1211), Phạm Bố và cậu ruột Tô Trung Từ phải về tận nhà đón rước, Trần Tự Khánh mới đưa em vào cung. Nhân dịp này, Lý Huệ Tông phong Trần Tự Khánh làm Chương Thành hầu (tăng phẩm hàm một bậc, song vẫn không có chức). Riêng Tô Trung Từ được phong chức Thái úy phụ chính. Trần Thị Dung được phong làm nguyên phi cũng là bậc mẫu nghi đứng đầu tam cung, vì vậy thanh thế họ Trần Long Hưng đã vững mạnh, đủ sức đảm đương những trọng trách lớn lao trong triều mạt Lý, tạo cơ hội chuyển dần quyền lực từ vương triều Lý suy vi sang vương triều Trần hưng thịnh.

Sử cũ chép: Mùa đông, tháng 12 năm 1218, quân 2 nước Chiêm Thành và Chân Lạp vào cướp phá trấn Nghệ An. Trần Tự Khánh sai Lý Bất Nhiễm mang quân đối trận, phá tan được giặc, gây tiếng vang toàn cõi. Tháng 2 năm sau lại dẹp yên vùng Quảng Oai, bởi vậy Đoàn Thượng ở mặt Đông, Nguyễn Nộn ở mặt Bắc đều kiêng nể. Tháng 2 năm 1222, họ Trần xin hạ chiếu chia nước thành 24 lộ, chia cho các hoàng tộc, công chúa nhà Lý đến ở, đây là kế “điệu hổ ly sơn” của họ Trần nhằm tránh mũi nhọn tập trung tại Thăng Long, chia “bó đũa” nhà Lý thành từng chiếc lẻ.

Theo các tài liệu nghiên cứu, có nhiều ý kiến cho rằng 43 năm sau khi xây dựng cung Ngự Thiên (từ năm 1156 đến năm 1209), con cháu nhà Trần Lý (lúc đó đã rời hương Tức Mặc) tụ cư quanh khu vực Thái Đường (Tiến Đức, Hưng Hà). Do lánh nạn loạn Quách Bốc, vua Lý Cao Tông chạy đi Hưng Hóa, Thái tử Sảm chạy về hành cung Ngự Thiên; thấy vậy, Tô Trung Từ rước Thái tử Sảm sang nhà công quán thôn Lưu Gia (nay là Lưu Xá, xã Canh Tân, Hưng Hà) lánh nạn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, Trần Lý là người mở đường để các con ông là Trần Thị Dung, Trần Thừa, Trần Tự Khánh khuếch trương sự nghiệp, dần trở thành các bậc lương đống cuối đời Lý.

Rước linh vị các vua Trần, lễ hội đền Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà).

Truyền ngôn, Trần Lý đem con em của mình đến nhận sự sai khiến của Thái tử. Thái tử Sảm thấy Trần Thị Dung, con gái Trần Lý xinh đẹp, nết na liền lấy làm vợ, phong cho bố vợ (Trần Lý) chức Minh Tự, lệnh cùng với Điện tiền chỉ huy sứ Tô Trung Từ chiêu mộ hương dũng Long Hưng, Thiên Trường xung đội quân đi dẹp loạn Quách Bốc.

Các nguồn sử liệu ghi rằng, Trần Lý là con Trần Hấp, từ nghiệp “chài lưới” mà trở thành hào phú nổi tiếng vùng hạ lưu. Mấy đời trước, tổ tiên ông sống trên sông nước, đến thế hệ ông đã được học hành, lại giỏi võ thuật, nhiều người theo về. Ông lại làm rể họ Tô, có Tô Trung Từ đang làm quan trong triều nên thanh danh ngày càng lớn. Ông có 4 người con, trưởng nam là Trần Thừa nổi tiếng về học hành, văn chương cái thế, giàu quyền mưu. Thứ nam là Trần Tự Khánh không được học hành bằng anh, lớn lên gặp thời tao loạn, thiên về võ nghệ, nổi tiếng là hùng dũng, quyết đoán. Trưởng nữ là Trần Thị Dung rực rỡ như bông sen, chính trực, đoan trang, mưu lược không kém gì anh em trai trong nhà, thứ nữ Trần Tam Nương giỏi võ nghệ... Một nhà đủ thiên hương quốc sắc, thần văn thánh vũ, người đương thời đều kính trọng. Trong nhà họ Trần, gia nhân thực khách rất đông, phàm trai tráng trong vùng hoặc do cơ nhỡ, hoặc gặp khó khăn đều được Trần Lý giúp công ăn việc làm. Mùa thì cày ruộng, xuân thu thì tập võ, tự sắm giáo mác, lúc tĩnh là dân, lúc biến làm binh, bởi thế mà bấy giờ các mạn Đông, Tây, Nam, Bắc đều có loạn, riêng vùng Long Hưng được coi là yên ả nhất (nói cách dân dã là thái bình). Các quan lại trong triều như Thái phó Lê Điện ở ấp Lê Xá (xã Tiến Đức), Phụng ngự Phạm Kính Ân ở làng Đặng Xá (cùng Ngự Thiên), Quý Thịnh hầu ở ấp Hà Nội (nay là xã Đông Xuân, Đông Quang, huyện Đông Hưng), Phùng Tá Thang, Phụng ngự Phùng Tá Chu ở Mỹ Xá (nay là tổ dân phố Mẽ, thị trấn Hưng Nhân) cùng trong vùng Hải ấp đều kính trọng ông.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: Thời bấy giờ, vua Lý Cao Tông “chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy”. Khi ấy “Trần Lý giàu có, quanh vùng nhiều người theo, vì thế có binh chúng” và ông đã phải đảm đương việc tổ chức hương binh để bảo vệ vùng Long Hưng, Thiên Trường, trở thành đối thủ của các “đảng giặc khác”. Tháng Giêng năm Kỷ Tỵ (1209), vua Lý Cao Tông sai Phạm Bỉnh Di lấy quân dân người Đằng Châu đi đánh mạn cửa Luộc và bến Tây Kết. Phạm Du thua trận phải chạy về Hồng Châu (Hải Dương). Bỉnh Di vào phủ Khoái tịch biên gia sản của Du rồi đốt hết nhà cửa. Phạm Du bí mật đem vàng bạc cầu cứu An Toàn Hoàng hậu. Hoàng hậu thỉnh thác với Lý Cao Tông. Vua lệnh gọi hoạn quan Phạm Bỉnh Di vào cung, sai giam cùng với con là Phụ ở Thủy Viện, sắp đem hành hình thì tướng của Bỉnh Di là bọn Quách Bốc nghe tin, đem quân đánh trống hò reo tiến vào. Vua thấy việc kíp quá, sai đem Bỉnh Di (và con ông ta) là Phụ vào chỗ bệ đá mát ở thềm Kinh Tinh đâm chết. Bọn Bốc xông vào chỗ đá mát, lấy xe ngự chở xác Bỉnh Di, lấy chiếu ngự bọc xác của Phụ, theo cửa Việt Thanh ra bến Đông Bộ Đầu, rồi lại trở vào cung Vạn Diên, lập hoàng tử Thầm làm vua. Lý Cao Tông phải lánh đến Quy Hóa. Trần Lý đã cùng các con đem toàn bộ gia nhân (thực chất là gia binh) đón Thái tử vào hành cung Long Hưng, sai quân phòng triệt từ xa, canh phòng cung trong điện ngoài cẩn mật, phụng sự chu đáo, một mặt phi báo với Tô Trung Từ để cùng đến yết kiến, ngỏ ý xin được cần vương. Trong cơn bĩ cực, Thái tử rất hài lòng. Họ Tô giúp Thái tử hội tướng. Thái tử phong cho bố vợ tước Minh Tự, phong cho cậu Trần Thị Dung là Tô Trung Từ chức Điện tiền chỉ huy sứ, lệnh cho Tô Trung Từ, Trần Lý chiêu binh, tuyển tướng, họp quân dân Long Hưng và Thiên Trường lo việc đánh dẹp. Cũng từ “nhân duyên” này, họ Trần đã có cờ lệnh, ấn thao triều đình, danh chính ngôn thuận để tập hợp lực lượng. Các con cháu họ Trần như Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ đều là tướng lĩnh chủ công, tất cả các vương hầu, gia đồng của Thái phó Lê Điện ở Lê Xá, Thượng phẩm, Phụng ngự Phùng Tá Chu ở Mỹ Xá, quan nội hầu Phạm Kính Ân ở Hưng Nhân (nay thuộc các xã Phú Sơn và Hồng An, huyện Hưng Hà), Quý Thịnh hầu ở Trực Nội đều cử gia binh giúp họ Trần phò giá, nên chỉ trong vài tháng, đạo hương binh Long Hưng - Thiên Trường đã có hàng vạn. Một mặt họ Trần cho người đi Quy Hóa đón Lý Cao Tông, một mặt bí mật về gặp Tô Trung Từ và Trần Lý, cùng dẫn đại quân dẹp loạn Quách Bốc thu phục kinh thành. Loạn Quách Bốc đã được dẹp. Khi Lý Cao Tông được hộ tống rước về kinh thành, ngồi trên ngôi báu suýt phải trả giá nhưng ông vua này lại không tin họ Trần đã phò tá hết lòng giúp vương triều mạt Lý, trong khi đó Trần Lý đã tử trận (do bọn phản tặc hãm hại), triều đình nhà mạt Lý chỉ cho Trần Thừa và Trần Tự Khánh tước làm vinh, không phong chức để hạn chế thực quyền.

Tháng 3 năm Canh Ngọ (1210) vua sai Thượng phẩm phụng ngự Đỗ Quảng đem quân đến nhà Tô Trung Từ ở Phù Ngự (xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà) đón Thái tử về kinh, Trần Thị Dung chưa được thừa nhận là con dâu, bị trả về nhà cha mẹ đẻ, nương tựa các anh (Trần Thừa và Trần Tự Khánh). Không chấp nể việc em gái bị trả về nhà, Trần Tự Khánh vẫn thay thế cha đem quân cùng Thái tử về cung. Lý Cao Tông ban bổng lộc, thái ấp cho họ Trần ở Tinh Cương và Long Hưng, Thần Khê. Trần Tự Khánh tước Thuận Lưu bá, còn Trần Thừa vẫn chỉ là Minh Tự. Tháng Hai năm Tân Mùi (1211), Phạm Bố và cậu ruột Tô Trung Từ phải về tận nhà đón rước, Trần Tự Khánh mới đưa em vào cung. Nhân dịp này, Lý Huệ Tông phong Trần Tự Khánh làm Chương Thành hầu (tăng phẩm hàm một bậc, song vẫn không có chức). Riêng Tô Trung Từ được phong chức Thái úy phụ chính. Trần Thị Dung được phong làm nguyên phi cũng là bậc mẫu nghi đứng đầu tam cung, vì vậy thanh thế họ Trần Long Hưng đã vững mạnh, đủ sức đảm đương những trọng trách lớn lao trong triều mạt Lý, tạo cơ hội chuyển dần quyền lực từ vương triều Lý suy vi sang vương triều Trần hưng thịnh.


Tác giả: Theo Baothaibinh.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Năm 2024

Bản đồ hành chính

Diện tích: 1.586,3 Km2

Dân số: 1.860.447 người

 
 
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5.093
Hôm qua : 19.921
Bài viết được quan tâm