Thái Bình: 3 năm thực hiện Đề án “Phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030”
Ðề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, được coi là cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Qua 3 năm triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và từng bước giảm thiểu được tình trạng bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ.
Ðề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, được coi là cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Qua 3 năm triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và từng bước giảm thiểu được tình trạng bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ.
Để triển khai thực hiện Đề án, tại Thái Bình, Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án trong toàn tỉnh. Cụ thể đã tham mưu triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình trên cơ sở giới ở tỉnh vớ những hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Để nâng cao nhận thức cho người dân về công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, các cấp, các ngành trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phòng ngừa, ứng phó bạo lực với phụ nữ, trẻ em thông qua các buổi truyển thông tại cơ sở. Trong 3 năm, bình quân mỗi năm tổ chức được 36 lớp cho khoảng 3.600 lượt người tham dự, trong đó nữ chiếm 78,8%; biên soạn, cấp phát tài liệu với trên 200.000 tờ rơi tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình cho người dân và trẻ em trên địa bàn tỉnh; xuất bản 3.100 cuốn “Hỏi đáp về phòng chống bạo lực gia đình”; trên 3000 băng đĩa tuyên truyền về ngày Gia đình Việt Nam. Đồng thời tuyên truyền trên 1.000 lượt tin, bài trên hệ thống truyền thanh các xã, phường, thị trấn….
Bên cạnh đó, công tác truyền thông thực hiện Đề án cũng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện với nhiều đổi mới phong phú về nội dung và hình thức. Ngoài việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình thì công tác truyền thông, tư vấn về sức khỏe sinh sản phụ nữ cũng được chú trọng. Tại huyện Kiến Xương và Vũ Thư đã tổ chức tư vấn về phòng chống các bệnh Ung thư Cổ tử cung, vắc xin HPV cho 1.850 học sinh và giáo viên tại 11 trường THCS; truyền thông suy dinh dưỡng ở trẻ em tại 37 xã trên địa bàn tỉnh; truyền thông chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cấp phát 1.850 hộp canxi cho trẻ suy dinh dưỡng; 500 hộp sắt đa vi chất cho phụ nữ mang thai….
Đặc biệt, triển khai các dịch vụ, mô hình hỗ trợ, can thiệp phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, trong năm 2018, tỉnh Thái Bình đã thí điểm được 02 mô hình địa chỉ in cậy – nhà tạm lánh tại huyện Vũ Thư và Tiền hải nhằm đảo bảo an toàn cho nạn nhân bị bạo lực gia đình. Mô hình được triển khai đã góp phần nâng cao nhân thức của người dân trong phòng, ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Đồng thời tăng cường hiệu quả công tác phối hợp giữa cơ quan liên qua trong hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực.Thông qua đó, các mô hình được thực hiện đảm bảo nạn nhân trên cơ sở giới khi bị phát hiện đều được tư vấn về tâm lý, pháp luật và được chăm sóc sức khỏe…
Trần Nam